Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XXXI Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,   

Nếu Thiên Chúa là Nguyên Ủy và là Cùng Đích (CN XXIX TN A) của tất cả mọi sự, cách riêng của đời sống con người,

thì con người phải sống đức ái trọn hảo, ở chỗ Mến Chúa hết mình và yêu tha nhân như bản thân mình (CN XXX TN A),

một đức ái được thể hiện qua việc chia sẻ những ân huệ hơn người được Chúa ban cho bản thân bằng việc phục vụ tha nhân (CN XXXI TN A),

bằng không là sai lạc (Bài Đọc 1), cần phải ý thức lại bằng cách nguyện cầu cùng Thiên Chúa (Đáp Ca),

để nhờ đó mới có được một tinh thần phục vụ cao cả như vị Tông đồ Dân ngoại Phaolô (Bài Đọc 2).

Theo chiều hướng Đức Ái - Một Quyền Lực Phục Vụ, 

chúng ta tiếp tục cử hành và sống toàn bộ PVLC Tuần XXXI Thường Niên ở những đường links sau đây:

bé tĩnh  

Tuần XXXI Thường Niên

 MTN.CNXXI-A.mp3 

https://youtube.com/live/d0z8GEUkMSM

TN.XXXIL-2.mp3 

TN.XXXIL-3.mp3 / TN.XXXIL-3.mp3

TN.XXXIL-4.mp3 

LeCungHienDenThoGioanLaterano.mp3 / 

LeCungHienDenThoLaterano.mp3 / 

https://youtu.be/fZc4SkJ59Ec (9/11 - Thứ Năm)

TN.XXXIL-6.mp3 / https://youtu.be/T4_PxLPxE0I

ThanhGiaoHoangLeoCa.mp3 / 

https://youtu.be/UX4iB3soxNo (10/11 - Thứ Sáu)

Thu.7.XXXI.mp3

ThanhMartinoThanhTourGiamMuc.mp3 / 

https://youtu.be/zs3v0i4OIMU (11/11 - Thứ Bảy)



Suy nghiệm Lời Chúa 

Từ duy luật chỉ thiên đến duy ngã độc tôn

  Nếu theo dõi kỹ  các bài Phúc Âm liên tục từ Chúa Nhật XXV trở đi cho tới tuần này, chúng ta thấy liên quan đến thành phần “các trưởng tế và các kỳ lão tromg dân” (Tuần XXV-XXIX),  “những người biệt phái” (Tuần XXX), “các luật sĩ và các người biệt phái” (Tuần XXXI), thành phần hầu hết ở trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, nếu không muốn nói là thành phần làm nên cơ cấu tổ chức đầu não Do Thái giáo này, vì đã thuộc về thành phần đầu mục trong dân và của dân tất phải thông luật và giữ luật mới xứng đáng và hội đủ điều kiện tối yếu. 

Trong Bài Phúc Âm tuần trước, Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm A, Chúa Giêsu, qua câu Người trả lời cho “một người thông luật trong nhóm họ” về vấn đề then chốt nhất đối với họ, cũng là vấn đề liên quan đến căn gốc lầm lạc và lệch lạc trong việc giữ đạo duy luật chỉ thiên của họ là “trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?", Người đã khôn khéo nhắc nhở cái sai lầm chính yếu của họ, cái sai lầm đã khiến họ sống hoàn toàn phản lại với những gì họ dạy dân chúng liên quan đến lề luật của Thiên Chúa. 

Chính Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm A tuần này, đã cảnh giác “dân chúng và các môn đệ rằng: ‘Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’". 

Thật vậy, chính trong việc họ “duy luật chỉ thiên”, nghĩa là chỉ giữ luật mến Chúa mà không biết yêu người mà cả ngay ở việc “duy luật chỉ thiên” này của họ cũng sai luôn: “Họ nói mà không làm” thật là chí lý, đúng như Chúa Giêsu đã nhận xét quá chính xác về họ - “Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử”. 

Và cũng chính vì họ sống đạo theo kiểu “duy luật chỉ thiên” mến Chúa mà không yêu người như thế họ mới đi đến chỗ cho mình là nhất thiên hạ, "duy ngã độc tôn", đáng mọi người kính phục, bằng những hành vi cử chỉ phô trương kèm theo những lời xưng tụng được dân chúng trọng vọng, như Chúa Giêsu điểm mặt họ khi nói với “dân chúng và các môn đệ rằng … Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’". 

Như thế, việc giữ đạo “duy luật chỉ thiên” của thành phần biệt phái và luật sĩ thực tế chẳng những không yêu người mà cũng chẳng mến Chúa nữa, trái lại, còn nhân danh Thiên Chúa để khủng bố tha nhân nói chung và thành phần tội lỗi nói riêng, nhất là lạm dụng danh Thiên Chúa để tôn vinh danh mình. Đó là lý do, qua miệng tiên tri Malachi ở Bài Đọc 1 hôm nay chúng ta mới nghe thấy lời cảnh báo nghiêm minh như sau (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải): 

“Chúa các đạo binh phán rằng: Ta là Vua cao cả, và danh Ta đáng kính sợ trong các dân tộc. Và bây giờ, trên các ngươi có án lệnh này, hỡi các tư tế: Nếu các ngươi không nghe, và nếu các ngươi không lưu tâm mà tôn vinh danh Ta, Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ phóng (sự) chúc dữ xuống trên các ngươi; và Ta sẽ chúc dữ cho sự chúc lành của các ngươi. Các ngươi đã đi sai đường lối, làm cho nhiều người vấp phạm lề luật và huỷ bỏ giao ước Lêvi, Chúa các đạo binh phán như vậy. …Tại sao mỗi người chúng ta lại khinh rẻ anh em mình mà phản bội giao ước của tổ phụ chúng ta?” 

Những ai sống đạo trọn vẹn và trọn hảo là những người chẳng những “mến Chúa” mà còn “yêu người” nữa thì họ mới có được những tâm tình của “những ai tôn thờ Thiên Chúa đích thực trong tinh thần và chân lý“ (Gioan 4:24), những tâm tình được Thánh Vịnh gia bày tỏ trong Thánh Vịnh 123 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

 1) Lạy Chúa, lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn.

2) Nhưng con lo giữ linh hồn cho thinh lặng và thanh thản. Như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu, linh hồn con cũng như thế ở trong con.

3) Israel hãy cậy trông vào Chúa, tự bây giờ và cho tới muôn đời. 

Một trong những tấm gương đã sống trọn vẹn “giới luật trọng nhất” bao gồm cả mến Chúa lẫn yêu người đó là gương của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, vị đã đạt đến tầm mức tu đức hiệp sinh đến độ như ngài tự thú: “Sự sống tôi đang sống không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi“ (Galata 2:20), nên ngài mới có thể như Chúa Kitô là Đấng “đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mathêu 20:28), một Chúa Kitô đã được phản ảnh sống động nơi cuộc sống tông đồ của ngài, như chính ngài bày tỏ với Giáo Đoàn Thessalonica trong Thư Thứ Nhất gửi họ ở Bài Đọc 2 hôm nay sau (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải): 

 “Anh em thân mến, chúng tôi đã trở thành như những kẻ bé mọn giữa anh em. Như người vú nuôi nâng niu con cái mình thế nào, thì chúng tôi yêu thương anh em đến nỗi chúng tôi rất vui lòng trao phó cho anh em không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà còn cả mạng sống chúng tôi nữa: vì anh em đã nên thiết nghĩa với chúng tôi”.

 Chính nhờ đời sống của Vị Tông Dồ Dân Ngoại này, không còn “duy luật chỉ thiên” như thời còn là một biệt phái nữa, mà những gì ngài nói và làm không còn tính cách ngẫu tượng và phản tác dụng nơi chính bản thân ngài cũng như nơi quần chúng nữa, trái lại, còn mang lại muôn vàn hoa trái thiêng liêng nơi thiện chí lắng nghe lời rao giảng của ngài, như ở trường hợp của các Kitô hữu thuộc Giáo đoàn Thessalonica được ngài cảm nhận trong Bài Đọc 2 hôm nay (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải):

“Anh em vẫn còn nhớ đến công lao khó nhọc của chúng tôi: chúng tôi, phải làm việc ngày đêm để khỏi trở nên gánh nặng cho một ai trong anh em, khi chúng tôi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa giữa anh em. Bởi thế chúng tôi không ngừng cảm tạ Thiên Chúa, vì anh em nhận lãnh lời Thiên Chúa do chúng tôi rao giảng, anh em đã nhận lãnh lời ấy không phải như lời của người phàm, mà như lời Thiên Chúa, và thực sự là thế, lời đó hoạt động trong anh em là những kẻ đã tin”.